✅ Hiện nay mì tôm là món ăn có mặt ở mọi nhà và là món ăn thường xuyên của mọi người, vậy Ăn nhiều mỳ tôm có tốt không, có hại sức khỏe không ? Mời bạn đọc cùng Ban biên tập chuyện mục Tư vấn lắp đặt rèm cửa tại Hà Nội tìm hiểu về vấn đề này nhé
Theo một bài viết mà chúng tôi tìm hiểu qua tác giả Xuân Thành của baomoi. com thì :
✳ – Trong thành phần chủ yếu của mì là carbohydrate, mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.
✳ – Việc ăn mì nhiều, thường xuyên, sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng , kể cả những gói mỳ cao cấp . Nghĩa là nếu chúng ta chỉ ăn mì mà ăn không đủ cơm gạo, rau củ quả, thịt, cá, trứng hay sữa thì rõ ràng là thiếu chất trầm trọng .
♣ – Thiếu hụt protein và rau quả
✳ – Một gói mì ăn liền thì hầu như không chứa một thành phần dinh dưỡng nào có lợi cho sức khỏe. Trong đó, với lượng vitamin và canxi là gần như là bằng không, và chỉ có khoảng 4gram protein và khoảng 10% chất sắt .
✳ – Trên thực tế, nam giới trưởng thành sẽ cần thêm ít nhất là 56 gram protein/ngày. Thậm chí là ngay cả thành phần rau xanh cũng không hề có trong một gói mì. Vì thế, nếu như bạn ăn mì tôm liên tục và coi là “xong” một bữa, thì các bạn hoàn toàn sai lầm, các bạn đang bị thiếu chất trầm trọng.
✳ – Với nhiều người, họ thường rất thích ăn mỳ tôm vào sáng sớm hoặc những lúc lót dạ. Thế nhưng bạn không nên ăn quá nhiều mỳ tôm vì khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm hàm lượng chất béo, calo tăng cao.
✳ – Chúng dễ dàng khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… với các biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh …
♣ – Gây béo phì
✳ – Theo thói quen, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…
♣ – Gia tăng quá trình lão hóa
✳ – Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa .
✳ – Tham khảo thêm về các thông tin hữu ích mà samnhung chia sẻ trên about tại đây >> https://about.me/samnhung/
♣ – Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa
✳ – Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung.
✳ – Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.
♣ – Nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ
✳ – Phần lớn thành phần của mì tôm là chất béo có tên shotrerning. Chất béo này chiếm 15-20% trong mì. Thêm nữa, chúng chủ yếu là dạng axit béo no, khó tiêu hóa.
✳ – Mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (trans fat). Chất béo này làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ.
♣ – Hại thận, gây sỏi thận
✳ – Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
✳ – Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
♣ – Ăn mì đúng cách
√ – Tuyệt đối không ăn “mỳ úp”, nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác.
√ – Nên vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ, vì nếu ăn vào dễ gây béo, tim mạch …
√ – Thêm rau xanh để giảm tối đa lượng chất béo thừa .
√ – Nên bổ sung mỗi bát mì từ 25-30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm …
✳ – Bất kỳ ai trong chúng ta cũng nhận được cảnh báo rằng không nên ăn quá nhiều mì tôm và câu chuyện mới đây của cô sinh viên Hong Jia đang theo học một trường ĐH ở Giang Tô, Trung Quốc thực sự là lời cảnh tỉnh với nhiều người.
⁑ – Hong Jia gây xôn xao cộng đồng mạng Trung Quốc vào đầu tháng 11 khi tiết lộ, cô đã ăn mì tôm suốt 3 tuần liên tiếp, kể từ 15/10 để tiết kiệm tiền mua sắm trong ngày lễ Độc thân 11/11 – lễ hội mua sắm giảm giá lớn nhất năm tại Trung Quốc.
⁑ – “ Mỗi tháng tôi chỉ được cho 1.000 nhân dân tệ (144 USD) để chi tiêu. Để có tiền mua sắm, tôi đã chuyển sang chế độ ăn uống cực rẻ ” , Hong Jia chia sẻ. Kết quả, cô tiết kiệm được 749 nhân dân tệ (108 USD) nhờ ăn mì tôm.
⁑ – Rất nhiều thành viên trên mạng không đồng tình với cách chi tiêu bất hợp lý của cô gái trẻ, cho rằng không thể ăn uống khổ sở suốt nhiều ngày chỉ để chờ 1 ngày giảm giá. Nhiều người khuyên Hong Jia hãy là người mua sắm thông minh.
⁑ – Thật không may, Hong Jia phải nhập viện điều trị ngay trước ngày lễ Độc thân khi chưa kịp mua sắm gì. Thậm chí cô còn bị thâm hụt ngân khố khi mất hơn 1.100 nhân dân tệ để chi trả viện phí.
⁑ – Một người bạn tiết lộ, Hong Jia phải nhập viện do sốt cao. Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa rõ nhưng Jia cho rằng “ăn quá nhiều mì tôm có thể là nguyên nhân”.
⁑ – Khi biết tin, chính mẹ của Hong Jia cũng không đồng tình với quyết định của con gái .
✳ – Một nghiên cứu khác đăng tải trên tạp chí dinh dưỡng Journal of Nutrition cho thấy, phụ nữ ăn nhiều mì ăn liền có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa, ngay cả khi họ có lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh.
✳ – Nghiên cứu này chỉ ra rằng, phụ nữ ăn mì tôm nhiều hơn 2 lần/tuần có 68% khả năng bị rối loạn chuyển hóa, bao gồm cao huyết áp, béo phì, tăng hàm lượng chất béo trung tính, tăng đường huyết và giảm nồng độ HDL cholesterol (loại cholesterol có ích).
✳ – Trên đây là hội kỹ sư chuyên tư vấn lắp đặt Rèm cửa chung cư tại Hà Nội , Thi côn giấy dán tường tại Hà Nội vừa sưu tầm tổng kết nội dung về việc Ăn nhiều mỳ tôm có tốt không, có hại sức khỏe không ? hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết cho chúng ta về việc có nên ăn nhiều mì tôm hay không và ăn sao cho đúng cách để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và gia đình .
Sưu tầm và biên soạn : Phạm Thúy Hằng